baner tailieuHN

idesk

lich lam viec

hoi dap

khao sat

gopyduthao

Liên kết website

Thống kê

Đang có 450 khách và không thành viên đang online

Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật
Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật

Sáng ngày 24/11/2020, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk có các đồng chí đại diện Lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Hội Luật gia tỉnh. Đồng chí Võ Văn Cảnh - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì Hội nghị.

 1

Toàn cảnh Hội nghị tại các điểm cầu

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, với chủ trương xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh, Chính phủ đã xác định công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống pháp luật nước ta tiếp tục được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn này tập trung thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện để phù hợp tình hình mới, nhất là triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật vẫn còn một số hạn chế, bất cập: hệ thống pháp luật chưa thực sự đồng bộ, tính thống nhất chưa cao, vẫn còn cồng kềnh với nhiều hình thức văn bản, do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành; tính dự báo, khả thi của hệ thống pháp luật chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo, tham luận, thảo luận của lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, ban, bộ, ngành Trung ương và một số địa phương về các vấn đề: Công tác lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và thẩm tra, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thực hiện phản biện xã hội trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả công tác thi hành pháp luật; cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; công tác phối hợp trong xây dựng pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới; công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật để đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật của Chính phủ...

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: cải cách thể chế là một trong ba khâu đột phá chiến lược được Trung ương xác định để phát triển đất nước. Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Bộ Tư pháp, ngành tư pháp cần tiếp tục phát huy vai trò “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật của Chính phủ và chính quyền địa phương. Bộ Tư pháp nghiên cứu, tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật về tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện các giải pháp có tính đột phá trong việc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội. Các bộ, ngành cần kiên quyết chấm dứt tình trạng nợ đọng văn bản; kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh để sớm đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải là người trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, thi hành pháp luật; bố trí nguồn lực thỏa đáng; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác này. Đặc biệt, phải kiên quyết chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật, giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật./.

Bích Phương

 pano thi viet Chuyen doi so

dmtthc

Paner Bau cu 2021.2026

dan hoi

co so du lieu quoc gia

baner timhieu cchc

BANER TUYENDUNG

daklakgovvn

Cong bao Dak Lak

banner bluezone

ipv6 ready