Ngày 01/9/2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị định này quy định về nội dung, chương trình, hình thức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và áp dụng đối với các đối tượng:
- Cán bộ trong các cơ quan nhà nước;
- Công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương viagra pas cher (sau đây gọi là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện); công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập;
- Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Đối tượng và điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học:
+ Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số; hoặc
+ Cán bộ, công chức cấp xã công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo.
- Điều kiện để đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức bao gồm:
+ Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 2 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
+ Phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo;
+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
- Điều kiện đào tạo sau đại học đối với viên chức như sau:
+ Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
+ Phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo;
+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
- Cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp;
+ Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.
- Về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- Có 04 hình thức bồi dưỡng bao gồm:
+ Tập sự;
+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;
+ Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 1 tuần/1 năm; một tuần được tính bằng 5 ngày học, một ngày học 8 tiết).
- Nội dung bồi dưỡng gồm:
+ Lý luận chính trị;
+ Kiến thức quốc phòng và an ninh;
+ Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước;
+ Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp;
+ Kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21/10/2017 và thay thế Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; bãi bỏ các Điều 32, 33, 34, 35 và 36 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Phong Thu (Phòng CCVC)