Thực hiện Quyết định số 3269/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về ban hành Kế hoạch triển khai “Hệ thống Dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp Một Cửa điện tử liên thông tỉnh Đắk Lắk”, tỉnh Đắk Lắk đã và đang chuẩn bị tiến hành tích hợp, mở rộng và liên thông tất cả các hệ thống Một cửa điện tử hiện tại cho các cấp trên cùng một hệ thống.
Cụ thể, chú trọng việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (nộp hồ sơ qua mạng) cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời tích hợp, mở rộng, liên thông tất cả các hệ thống Một cửa điện tử hiện tại cho 15 huyện, thị xã, thành phố và 19 Sở, Ban, ngành liên thông trên cùng một Hệ thống để phục vụ cho việc tiếp nhận, luân chuyển, giải quyết hồ sơ (thủ tục hành chính) theo cơ chế Một cửa liên thông và trực tuyến trên môi trường mạng theo lộ trình chính phủ điện tử (Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015). Bên cạnh đó, tin học hóa quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình ISO điện tử; công khai, minh bạch thông tin kết quả về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính công của từng cơ quan, đơn vị phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính công, nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, lộ trình kế hoạch thực hiện được xây dựng chi tiết. Trong năm 2016, tỉnh tập trung thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp hệ thống Một cửa điện tử liên thông của tỉnh (theo cơ chế Một Cổng, Một Cửa điện tử liên thông) để cập nhật, xây dựng mới 44 nhóm dịch vụ công của địa phương phải cung cấp mức độ 3, 4 trong năm 2016 theo văn bản số 2779/VPCP-KGXH, ngày 22/4/22016 của Văn phòng Chính phủ; Thiết lập và liên thông toàn bộ hệ thống Một cửa điện tử của các Sở, ban, ngành các huyện, thị xã, thành phố hiện có; đồng thời mở rộng cho 19 đơn vị cấp tỉnh và 184 UBND xã, phường, thị trấn để phục vụ cho việc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính công trên môi trường điện tử theo cơ chế Một Cổng, Một Cửa liên thông hiện đại. Đồng thời triển khai đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng trong cán bộ, công chức; chuyển giao công nghệ, quản trị hệ thống để các cơ quan, đơn vị chủ động trong công tác phát triển và thuê dịch vụ; Tuyên truyền, hướng dẫn, phổ cập dịch vụ rộng rãi trong cộng đồng, xã hội để nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống.
Đến năm 2017, tỉnh tiếp tục thiết lập tất cả các thủ tục hành chính công còn lại (của các cơ quan, đơn vị các cấp) lên mức độ 3, 4 trên hệ thống dịch vụ công của tỉnh. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên thông đến các hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng (để thanh toán lệ phí), phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo Lộ trình Chính phủ điện tử; Tiếp tục công tác triển khai đào tạo, tập huấn và hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng; Tích hợp thông tin về tình trạng xử lý hồ sơ của từng cấp, ngành, cơ quan, đơn vị lên Cổng Dịch vụ hành chính công tập trung của tỉnh để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan Nhà nước và việc tra cứu, giám sát của công dân; Ký hợp đồng thuê dịch vụ thí điểm trọn gói; Tuyên truyền, phổ cập dịch vụ và hướng dẫn rộng rãi cho cộng đồng, xã hội về việc truy cập hệ thống, tra cứu thông tin, nộp hồ sơ qua mạng, nhận kết quả theo hình thức Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2018 – 2020, tỉnh sẽ tích hợp dữ liệu lên Cổng thông tin hành chính công và tiếp tục hoàn thiện về cơ sở dữ liệu, biểu mẫu, quy trình ISO điện tử ổn định; Tích hợp ứng dụng chữ ký số, chứng thực số và giải pháp thanh toán điện tử, trả hồ sơ mức độ 4 theo lộ trình phát triển dịch vụ. Bên cạnh đó xây dựng, ban hành giá cước thuê dịch vụ chính thức; Triển khai thuê dịch vụ cho từng cơ quan, đơn vị và phổ cập dịch vụ và hướng dẫn rộng rãi cho cộng đồng, xã hội.
Cụ thể, chú trọng việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (nộp hồ sơ qua mạng) cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời tích hợp, mở rộng, liên thông tất cả các hệ thống Một cửa điện tử hiện tại cho 15 huyện, thị xã, thành phố và 19 Sở, Ban, ngành liên thông trên cùng một Hệ thống để phục vụ cho việc tiếp nhận, luân chuyển, giải quyết hồ sơ (thủ tục hành chính) theo cơ chế Một cửa liên thông và trực tuyến trên môi trường mạng theo lộ trình chính phủ điện tử (Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015). Bên cạnh đó, tin học hóa quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình ISO điện tử; công khai, minh bạch thông tin kết quả về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính công của từng cơ quan, đơn vị phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính công, nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, lộ trình kế hoạch thực hiện được xây dựng chi tiết. Trong năm 2016, tỉnh tập trung thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp hệ thống Một cửa điện tử liên thông của tỉnh (theo cơ chế Một Cổng, Một Cửa điện tử liên thông) để cập nhật, xây dựng mới 44 nhóm dịch vụ công của địa phương phải cung cấp mức độ 3, 4 trong năm 2016 theo văn bản số 2779/VPCP-KGXH, ngày 22/4/22016 của Văn phòng Chính phủ; Thiết lập và liên thông toàn bộ hệ thống Một cửa điện tử của các Sở, ban, ngành các huyện, thị xã, thành phố hiện có; đồng thời mở rộng cho 19 đơn vị cấp tỉnh và 184 UBND xã, phường, thị trấn để phục vụ cho việc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính công trên môi trường điện tử theo cơ chế Một Cổng, Một Cửa liên thông hiện đại. Đồng thời triển khai đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng trong cán bộ, công chức; chuyển giao công nghệ, quản trị hệ thống để các cơ quan, đơn vị chủ động trong công tác phát triển và thuê dịch vụ; Tuyên truyền, hướng dẫn, phổ cập dịch vụ rộng rãi trong cộng đồng, xã hội để nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống.
Đến năm 2017, tỉnh tiếp tục thiết lập tất cả các thủ tục hành chính công còn lại (của các cơ quan, đơn vị các cấp) lên mức độ 3, 4 trên hệ thống dịch vụ công của tỉnh. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên thông đến các hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng (để thanh toán lệ phí), phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo Lộ trình Chính phủ điện tử; Tiếp tục công tác triển khai đào tạo, tập huấn và hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng; Tích hợp thông tin về tình trạng xử lý hồ sơ của từng cấp, ngành, cơ quan, đơn vị lên Cổng Dịch vụ hành chính công tập trung của tỉnh để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan Nhà nước và việc tra cứu, giám sát của công dân; Ký hợp đồng thuê dịch vụ thí điểm trọn gói; Tuyên truyền, phổ cập dịch vụ và hướng dẫn rộng rãi cho cộng đồng, xã hội về việc truy cập hệ thống, tra cứu thông tin, nộp hồ sơ qua mạng, nhận kết quả theo hình thức Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2018 – 2020, tỉnh sẽ tích hợp dữ liệu lên Cổng thông tin hành chính công và tiếp tục hoàn thiện về cơ sở dữ liệu, biểu mẫu, quy trình ISO điện tử ổn định; Tích hợp ứng dụng chữ ký số, chứng thực số và giải pháp thanh toán điện tử, trả hồ sơ mức độ 4 theo lộ trình phát triển dịch vụ. Bên cạnh đó xây dựng, ban hành giá cước thuê dịch vụ chính thức; Triển khai thuê dịch vụ cho từng cơ quan, đơn vị và phổ cập dịch vụ và hướng dẫn rộng rãi cho cộng đồng, xã hội.
Tin: Phan Thị Mai Hạnh – Phòng Cải cách hành chính
(Trích nguồn: http://aita.gov.vn)
(Trích nguồn: http://aita.gov.vn)